Trong hầu hết các trường hợp, khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư phổi với các triệu chứng điển hình như ho mãn tính hoặc thở khò khè, lúc đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh đi chụp X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác để xác định chính xác nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu xét nghiệm thêm dịch đờm. Nếu một trong các xét nghiệm cho thấy xuất hiện dấu hiệu của ung thư, bước tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết phổi.
Có hai loại chính của ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Ung thư phổi tế bào nhỏ là loại ung thư phát triển nhanh, nó có thể lây lan nhanh đến các bộ phận khác của cơ thể. Loại ung thư này thường xuất hiện ở người sử dụng thuốc lá và hiếm thấy ở người không hút thuốc.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ phát triển chậm hơn và phổ biến hơn, đây là loại ung thư ít xâm lấn hơn loại trên. Trong các bệnh ung thư phổi có đến 85% những người ung thư phổi thuộc loại ung thư không tế bào nhỏ. Loại ung thư này nếu phát hiện sớm, phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị có thể chữa khỏi căn bệnh này.
Mỗi loại ung thư phổi có cách xâm lấn khác nhau trong cơ thể.
Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giới hạn có nghĩa là ung thư được giới hạn trong một phổi và các hạch bạch huyết có thể ở gần vị trí khối u. Giai đoạn ung thư lan rộng có nghĩa là ung thư đã lan rộng khắp phổi hoặc ra các bộ phận khác.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được chia thành từ 1 đến 4 giai đoạn, tùy thuộc vào việc khối u lan rộng đến đâu.
Với những thành tựu mới trong kho học, kỹ thuật và công nghệ y dược, sự sống cho bệnh nhân mắc ung thư phổi ngày càng được kéo dài thêm. sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ y dược học, thời gian sống sống của bệnh nhân ung thư phổi đang được kéo dài hơn so với trước. Theo khảo sát của Viện Ung thư Quốc gia của Mỹ cho thấy, năm 2010, số người được chẩn đoán ung thư phổi sống sau 5 năm tăng lên 54%, tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Nếu bệnh nhân mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được phát hiện trước khi nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc mới chỉ xuất hiện ở một bên phổi, phẫu thuật là biện pháp tốt nhất thường được các bác sĩ khuyên dùng. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành loại bỏ phần có khối u trong phổi của bệnh nhân. Đối với một số bệnh nhân khác, bác sĩ sẽ đề nghị họ tiến hành thêm liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Đối với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ, phẫu thuật dường như không có giá trị vì tại thời điểm chẩn đoán, ung thư có thể đã lan sang các cơ quan khác của cơ thể, tức là bệnh đã vào giai đoạn di căn.
Khi ung thư phổi đã di căn các bác sĩ vẫn có thể chữa trị để giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bức xạ hoặc hóa trị liệu có thể thu nhỏ khối u và điều trị các triệu chứng như đau xương hoặc khó thở. Hóa trị biện pháp duy nhất và thường xuyên được áp dụng ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ hiện nay.
Hiện nay, các chuyên gia đã nghiên cứu và đề xuất một phương pháp điều trị ung thư phổi mới là Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu. Phương pháp này có thể được sử dụng cùng với hóa trị liệu hoặc khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả đối với tình trạng của người bệnh. Đây là phương pháp nhằm mục đích chặn các mạch máu tới nuôi dưỡng tế bào ung thư ở khối u, từ đó kìm hãm sự phát triển của khối u. Nó có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn.
(Nguồn bài viết gốc: SK&ĐS)