Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, trong đó xuất hiện tế bào ung thư phát triển trong dạ dày. Ung thư hình thành từ các tế bào phát triển không bình thường bên trong dạ dày và có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày sau đó lây lan sang các thực quản, gan, phổi, hạch bạch huyết.
Hàng năm, bệnh ung thư dạ dày gây ra hơn 800.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới, là bệnh có tỷ lệ tử vong cao đứng thứ hai sau bệnh ung thư phổi.
Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ.
Nhóm tác nhân hàng đầu là vi khuẩn HP:
Vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (HP) có thể lây lan qua nước bọt hoặc phân và trú ẩn ở niêm mạc của dạ dày, có thể gây ra viêm dạ dày mãn tính và trở thành điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển mạnh mẽ. Số liệu thực tế cho thấy tới 80% số ca ung thư dạ dày có nguyên nhân từ vi khuẩn này và yếu tố viêm dạ dày mãn tính, trong khi đó việc loại trừ vi khuẩn HP giúp giảm tới 40% nguy cơ ung thư dạ dày.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày bao gồm:
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị của bệnh nhân là 84%, nhưng cơ hội này giảm xuống chỉ còn 5 – 10% đối với các bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Do vậy, người có nguy cơ mắc bệnh cần nắm rõ bốn triệu chứng phổ biến của ung thư dạ dày dưới đây để phát hiện bệnh sớm.
Chướng bụng, đầy hơi là hiện tượng xuất hiện trong suốt các giai đoạn của ung thư dạ dày. 70% số các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này ngay ở giai đoạn đầu, do khối u phát triển gây rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này được cảm nhận rõ rệt nhất lúc nghỉ ngơi và mất dần khi bệnh nhân làm việc hoặc vận động.
Đau bụng vùng thượng vị xuất hiện bất thường, diễn ra thành từng đợt với mức độ ngày càng liên tục. Triệu chứng này hay bị xem nhẹ như các cơn đau dạ dày thông thường, tuy nhiên nếu cơn đau không theo quy luật nào (bất kể lúc đói hay lúc no) thì bạn cần chú ý để kiểm tra lại vì đây là dấu hiệu điển hình của ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Xuất huyết đường tiêu hóa với biểu hiện người bệnh bị nôn hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen, khi xét nghiệm có thấy hồng cầu trong máu. Biểu hiện này có thể bị nhầm lẫn với viêm loét dạ dày, khởi đầu của căn bệnh ung thư vì vậy cần hết sức cẩn trọng.
Sút cân, mệt mỏi do chán ăn: nhiều bệnh nhân giai đoạn đầu cảm thấy chán ăn, mệt mỏi lâu ngày bởi sự phát triển của các tế bào ung thư khiến cơ thể thiếu đi chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, dẫn tới tình trạng người bệnh suy nhược rất nhanh.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu đau dạ dày khác như nuốt nghẹn, nôn. Ung thư dạ dày còn có thể dẫn tới thủng dạ dày cấp, đau bụng, viêm phúc mạc; một số có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, sốt. Ở những giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường ít biểu hiện; ở giai đoạn cuối triệu chứng rất rõ và nặng hơn so với biểu hiện ở giai đoạn đầu, khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn.
Ung thư dạ dày được chia làm 5 giai đoạn, trong đó càng phát hiện sớm ở các giai đoạn đầu (giai đoạn 1 & 2) thì cơ hội điều trị thành công sẽ càng cao.
Giai đoạn 0 (hay còn gọi ung thư biểu mô): Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc dạ dày và chưa lây lan, cấu trúc niêm mạc dạ dày chưa bị đảo lộn.
Giai đoạn 1: Khối u ung thư bất đầu xâm lấn vào lớp thứ 2 và thứ 3 của thành dạ dày, niêm mạc dạ dày đã bị rối loạn cấu trúc, tế bào ung thư có bắt đầu di căn dưới 6 hạch bạch huyết lân cận, chuyển từ ung thư biểu mô sang ung thư niêm mạc. Dấu hiệu thường xuyên xuất hiện chính là những cơn đau bụng nhẹ, đầy hơi.
Giai đoạn 2: Với các dấu hiệu khá giống với giai đoạn 1, giai đoạn này tế bào ung thư đã lây lan qua lớp cơ niêm mạc, còn được gọi là ung thư dưới cơ niêm, nằm ở một trong các dạng sau:
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư của giai đoạn 3 đã lan ra nhiều hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn dạ dày, có thể là 1 trong 3 trường hợp sau:
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày, ung thư đã hình thành và lây lan qua các cơ quan xa hơn như gan, tụy, hạch bạch huyết… và rất khó kiểm soát. Tỷ lệ sống của bệnh nhân rất thấp, các phương pháp điều trị chỉ là kéo dài sự sống và giúp bệnh nhân giảm thiểu các cơn đau đớn.
Có một số phương pháp điều trị ung thư dạ dày được chính thức sử dụng hiện nay là phẫu thuật, dùng hóa trị, xạ trị.
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư dạ dày phố biến nhất. Bác sĩ phẫu thuật cắt một phần hoặc phần lớn dạ dày (cắt dạ dày bán phần) hoặc toàn bộ dạ dày kèm theo một phần mô xung quanh dạ dày. Có ba dạng phẫu thuật cho ung thư dạ dày:
Hóa trị liệu là dùng thuốc để diệt các tế bào ung thư, hay còn gọi là điều trị hệ thống bởi thuốc đi vào mạch máu và đi tới khắp cơ thể.
Hóa trị liệu có thể chỉ định trước phẫu thuật, giúp khối u nhỏ lại , dễ dàng hơn cho việc loại bỏ khối u và giúp bệnh nhân sống lâu hơn. Phương pháp này cũng có thể được chỉ định sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt bất cứ tế bào ung thư nào còn sót lại sau phẫu thuật hoặc quá nhỏ không thể phát hiện ra được. Mục tiêu là ngăn ngừa không cho ung thư quay trở lại.
Điều trị tia xạ là dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng tăng trưởng. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ, theo đó tia xạ chỉ tác dụng lên các tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Điều trị tia xạ đôi khi còn được tiến hành sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư có thể còn sót lại ở vùng này, làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư tiến triển như đau, chảy máu và khó nuốt.
Điều trị ung thư dạ dày là một quá trình dài, mà theo như mọi người hay truyền tai nhau rằng phải vừa phải bổ chính, vừa phải khu tà; tức là vừa phải quan tâm tới việc tăng sức đề kháng của cơ thể song hành với nhiệm vụ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Như đã đề cập ở trên với 3 phương pháp truyền thống việc điều trị sẽ gặp những hạn chế hoặc tác dụng phụ nhất định, trong khi đó Tiến sĩ khoa học Fabio De Jesus Linares Passos – Giám đốc Phòng thí nghiệm Tập đoàn Labiofam – Cuba cho biết: “Nọc bọ cạp xanh từ Cuba có khả năng làm được những điều mà các liệu pháp hóa và xạ trị vẫn được sử dụng hiện nay không thể. Nó lựa chọn rồi sau đó tấn công những tế bào ung thư, khiến các tế bào ung thư hoại tử khô theo chu kì”.
Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của Nọc bọ cạp xanh Rhopalurus junceus đã khẳng định tác dụng rõ rệt của chiết xuất này trong việc ức chế sự tăng trưởng, giảm sự chèn ép lên các mô và dây thần kinh, giúp người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn và không phải chịu các cơn đau kéo dài. Cách sử dụng sản phẩm này khá đơn giản, có thể dùng từ 2-6 lần/ ngày, mỗi lần dùng 5 giọt, tùy theo thể trạng của bệnh nhân.
Song hành với việc sử dụng sản phẩm Vidatox Plus chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh Cuba, bệnh nhân cũng đừng quên sử dụng những nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt nhất dành cho mình như:
Đậu phụ bổ sung nguồn protein thực vật cho cơ thể
Các loại nấm chứa nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày
Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày.
Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm như: cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy… những thực phẩm giàu sắt và vitamin D, bơ, trứng, bông cải xanh và sữa. khoai tây, khoai sọ, khoai lang luộc chín kỹ hoặc hầm nhừ dạng súp.