Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm bởi tỷ lệ sống quá 5 năm sau khi chẩn đoán bệnh chỉ khoảng 15%. Trong khi đó 80% bệnh nhân ung thư phổi thường phát hiện bệnh muộn.
Con số này thực sự báo động tại Việt Nam khi ung thư phổi xếp hạng nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới.
Tỷ lệ người mắc bệnh đã tăng gấp 4 lần, lên con số 20.000 người mắc mới mỗi năm tính tới năm 2013, trong đó có tới 17.000 người tử vong.
Ung thư phổi xuất phát từ sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi, hình thành những khối u ác tính. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Ung thư phổi được chia làm 2 loại
Triệu chứng của ung thư phổi ở giai đoạn thường không rõ ràng, càng về sau các dấu hiệu ho kèm khó thở, đau ngực sẽ liên tục xuất hiện. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi mọi lúc và có hiện tượng giảm cân không rõ nguyên nhân.
Dấu hiệu của đường hô hấp: ho nhiều, ho ra máu, khó thở
Dấu hiệu cơ bản cảnh báo ung thư phổi
Ho là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi, mà mọi người hay bỏ qua và coi thường. Nếu cơn ho dai dẳng không rõ nguyên nhân và không dứt được bạn nên kiểm tra sức khỏe phổi càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân. Phần lớn những triệu chứng chán ăn sụt cân, sốt và mệt mỏi này đều không đặc biệt
Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân
Sự sụt cân không rõ nguyên nhân trong cơ thể đôi khi không phải một tin vui, mà chính là dấu hiệu của một khối ung thư đang “âm thầm” hủy hoại nội bộ cơ thể bạn.
Khối ung thư phổi với việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong cơ thể để “tiếp sức” phát triển ngày càng mạnh hơn, trong khi đó các tế bào lành tính trong cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, nhanh chóng dẫn đến sụt cân.
Dấu hiệu do ung thư đã di căn và ảnh hưởng tới các cơ quan khác: đau ngực liên tục, đau xương, khó nuốt
Đau nhức ngực liên tục
Dấu hiệu liên tục đau tức ngực, nhẹ là dấu hiệu của viêm phế quản mãn tính, nặng thì chính là báo động đỏ của việc nhiễm trùng phổi và cảnh báo rằng ung thư đã có thể di căn với các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư phổi có thể quan sát qua những tấm ảnh X quang ngực và chụp cắt lớp xi tính. Cách chẩn đoán là làm sinh thiết và thường thực hiện bằng nội sôi phế quản hoặc chụp cắt lớp. Chính vì vậy khi cảm nhận được những biểu hiện này, đừng chần chờ hãy tới ngay bệnh viên của mình để được khám chữa bệnh kịp thời.
Khoảng 85% ca ung thư phổi có nguyên nhân từ thuốc lá. Bởi trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư và 1 đồng vị phóng xạ có tác dụng trực tiếp tới phổi của những người hút thuốc lá. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào.
Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống cùng với người hút thuốc tăng lên từ 20–30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16–19%.
Ung thư phổi có nguyên nhân từ thuốc lá
10 – 15% trường hợp bệnh còn lại xuất phát từ yếu tố di truyền, tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm, có các hoạt chất độc hại (radon, amiăng).
Những người có tiền sử gia đình có bệnh ung thư phổi di truyền nói riêng, hoặc những người có yếu tố di truyền bệnh ung thư nói chung đều có những tế bào “không khỏe mạnh” trong cơ thể, dẫn tới chức năng miễn dịch kém, làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết dẫn đến các bệnh về phổi.
Những người làm việc trong môi trường độc hại hoặc hay tiếp xúc với các chất như uranium, radium, asen, crôm, niken, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá đều có thể bị ảnh hưởng tới việc làm giảm chức năng của phổi, dẫn tới dễ bị ung thư.
Ung thư phổi được phân loại dựa vào tính chất bệnh và tình trạng cụ thể của khối u
Ung thư phổi giai đoạn 0: Khối u ở giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, chưa lây lan. Các tế bào ung thư được tìm thấy ở lớp niêm mạc tận trong cùng của phổi.
Ung thư phổi giai đoạn 1: Khối u phát triển thông qua lớp đệm gần nhất của phổi, dần đi vào sâu những mô phổi bên trong, chưa ảnh hưởng tới các mô xung quanh phổi.
Ung thư phổi chẩn đoán giai đoạn 1A liên quan đến một khối u, kích thước của nó đã không đạt được một đường kính của 3cm. Với giai đoạn 1B, kích thước khối u thường có đường kính 5cm, nhưng vẫn chưa lây lan nên có thể được gỡ bỏ một cách an toàn mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân với giai đoạn đầu của ung thư là 70%.
Các giai đoạn của ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
Ung thư phổi giai đoạn 2: Khối u đã lây lan tới các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
Ung thư phổi giai đoạn 2A có nghĩa là khối u đạt đến một kích thước lớn hơn 5cm, gần với vị trí của các hạch bạch huyết, phát triển tương đối lớn (7cm) thì khối u được chẩn đoán ở giai đoạn 2B. Giai đoạn này chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc mọc ở liền kề với mô phổi. Với hoạt động điều trị tích cực, bệnh nhân ung thư phổi cũng giai đoạn này có tỷ lệ sống sót khoảng 36%.
Ung thư phổi giai đoạn 3: U phổi có thể lan đến những cơ quan gần kề, khu vực lồng ngực giữa tim và phổi, các mạch máu trong khu vực và lâu lan sang dưới cổ.
Ở giai đoạn 3A, khối u đạt kích thước vượt quá 7cm, gần nhau ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết và phát triển trong màng phổi, ngực hoặc khí quản. Trong một số trường hợp, bệnh ảnh hưởng đến một khối u nằm gần các mạch máu tim.
Phát triển ác tính ở giai đoạn 3B, khối u có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, cũng như các cơ tim, dẫn đến khả năng phát triển của viêm màng ngoài tim.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư giai đoạn thứ ba của sự phát triển là rất thấp và hầu như gần bằng không.
Ung thư phổi giai đoạn cuối: kết quả của giai đoạn này là gây ra tử vong và không thể điều trị được khi ung thư đã lây lan sang các cơ quan lân cận. Bệnh nhân có thể cảm nhận được sự đau nhức rõ ràng khi ung thư đã di căn xương, hoặc quan sát thấy có dấu hiệu của bệnh ung thư gan, sự tích tụ của các dịch tiết bão hòa các tế bào ung thư quanh tim.
Ở mỗi giai đoạn sẽ có phương pháp điều trị bệnh khác nhau giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Trong đó, phẫu thuật, xạ trị và hóa trị là 3 phương pháp phổ biến điều trị căn bệnh này.
Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để giải quyết triệt để căn nguyên của các bệnh ung thư phổi. Các bệnh nhân ở giai đoạn đầu, khi ung thư chưa lan ra ngoài phổi, phẫu thuật cắt bỏ khối u thường là phương án được lựa chọn nhiều nhất.
Trong đó có thể phẫu thuật cắt bỏ phân đoạn, cắt thuỳ hoặc cắt bỏ toàn bộ phổi. Một số bệnh nhân sức đề kháng yếu hoặc thể trạng không tốt thì bác sĩ cũng không ưu tiên lựa chọn phẫu thuật.
Các hướng điều trị ung thư phổi
Hóa trị là cách sử dụng thuốc chống ung thư để tìm diệt các tế bào ung thư trên toàn cơ thể và đào thải nó ra ngoài cơ thể. Phương pháp này giúp kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư hoặc giảm nhẹ triệu chứng của bệnh nhân. Hóa trị ung thư phổi là một liệu trình dài, tùy theo mức độ bệnh nặng, nhẹ sau chẩn đoán của bác sĩ.
Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia phóng xạ hướng vào một vùng giới hạn và tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư ở vùng đó. Bác sĩ thường sử dụng xạ ngoài, hoặc có thể đưa nguồn phóng xạ trực tiếp vào khối u hoặc gần khối u. Hình thức xạ trị có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:
– Làm co khối u để hỗ trợ quá trình phẫu thuật đạt kết quả tốt hơn.
– Làm giảm triệu chứng khó thở và đau đớn do khối u gây ra lên các dây thần kinh của người bệnh.
– Tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại ở vùng phẫu thuật
Việc điều trị và kết quả lâu dài phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh. Tuy đây là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao nhưng vẫn luôn có cơ hội kéo dài sự sống nếu được điều trị tích cực.
Trong quá trình điều trị cũng như kết thúc mỗi phác đồ điều trị, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay đau đầu hoặc chán ăn do ảnh hưởng từ việc mất sức sau phẫu thuật, hoặc chất phóng xạ, hóa chất từ lộ trình hóa – xạ trị. Người bệnh ung thư phổi nên lường trước điều này để tránh hoảng loạn về tinh thần.
Ngoài ra sau mỗi đợt điều trị nên bồi bổ các chất dinh dưỡng cần thiết, cũng như sử dụng các thực phẩm bổ trợ để tránh gặp phải tác dụng phụ của quá trình điều trị. Dưới đây là nhóm 5 lời khuyên lựa chọn thực phẩm phù hợp với bệnh nhân ung thư phổi:
– Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau quả chứa nhiều Vitamin A, E, C, D giúp phục hồi chức năng của 1 số cơ quan
– Ăn nhiều tinh bột (khoai tây, gạo, mì ống, rau) và chất xơ
– Chọn thực phẩm ít chất béo và cholesterol.
– Ăn ít muối hoặc natri.
– Cắt giảm đường và đồ ngọt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Bên cạnh đó, những thực phẩm chức năng cũng có tác dụng rõ rệt trong việc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung bướu sau quá trình điều trị. Thành tựu khoa học của Cuba đã chứng tỏ điều đó khi tìm ra hoạt chất được chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh CuBa giúp bệnh nhân ung thư phổi có thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để “chống chọi” với căn bệnh tốt hơn. Nghiên cứu trên 100.000 bệnh nhân sử dụng triết xuất từ nọc bọ cạp xanh do Tập đoàn Labiofam theo dõi cho thấy:
– 95% bệnh nhân sử dụng sản phẩm triết xuất từ nọc bọ cạp xanh không ảnh hưởng đến các phác đồ điều trị khác.
– 92% bệnh nhân cải thiện các chỉ số rõ rệt sau khi sử dụng
– 62% bệnh nhân cho biết các khối u biến đổi thành thể nhẹ.
Kết quả này xuất phát từ cơ chế hoạt động của nọc bọ cạp xanh Cuba trong việc cô lập và ngăn chặn khối u tiếp nhận thêm dinh dưỡng, từ đó khiến khối u hoại tử khô và chết theo chu trình. Điều này là thực sự cần thiết bởi các phương pháp điều trị hiện nay cũng chưa tìm – diệt được hoàn toàn các khối u đang là một mầm bệnh trong cơ thể