Câu hỏi 1: Dấu hiệu nào “cảnh báo” rằng bạn đang bị ung thư đại tràng?
Trong phần lớn các trường hợp ung thư đại tràng phát triển âm thầm trong nhiều năm và người bệnh thường nhầm lẫn biểu hiện bệnh với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường. Do vậy, có tới 85% bệnh nhân nhập viện đã bị ung thư đại tràng giai đoạn giữa hay đã bị di căn.
Tuy nhiên nếu bạn đang ở độ tuổi trên 40 và có ba dấu hiệu cơ bản như dưới đây thì bạn nên cân nhắc và tới bệnh viện kiểm tra đại tràng của mình
Dấu hiệu đi đại tiện ra máu liên tục trong phân: những tổn thương bên trong ruột khiến cho phân ra ngoài có lẫn máu tươi, xuất hiện nhỏ giọt hoặc dính phía bên ngoài phân.
Dấu hiệu thói quen đi đại tiện có sự thay đổi: thường xuyên đi vệ sinh, tình trạng phân lỏng, phân nhỏ hoặc phân mỏng hơn so với bình thường, xuất phát từ việc khối u đã phát triển gây chèn ép lòng đại tràng
Dấu hiệu đau bụng dai dẳng: khối u phát triển không chỉ cản trở đường ruột mà còn gây ra những cơn đau co thắt của dạ dày tùy mức độ.
Với ba dấu hiệu chính trên đi kèm với các triệu chứng khác như là chán ăn, ăn không tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, gầy yếu thì chắc còn lý do gì mà bạn không tới bệnh viện để kiểm tra bệnh lý. Đặc biệt với những người lứa tuổi trên 45 tuổi hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh ung thư đại tràng còn được khuyến khích nên khám xét nghiệm định kỳ như thử phân, soi đại tràng.
Câu hỏi 2: Ung thư đại tràng có mấy giai đoạn?
Ung thư đại tràng là ung thư khởi phát từ bất cứ vị trí nào trên đại tràng, từ lớp trong cùng của thành ruột (niêm mạc đại – trực tràng), sau đó xâm lấn ra phía ngoài qua các lớp khác của thành ruột. Trên 95% các trường hợp ung thư đại tràng là loại ung thư tế bào tuyến, nó bắt nguồn từ tế bào của niêm mạc ruột già và có 5 giai đoạn khác nhau
Ung thư đại tràng giai đoạn 0: khối u được giới hạn trong các polyp, chỉ nằm gọn trong niêm mạc đại tràng và ít có khả năng tiến triển.
Ung thư đại tràng giai đoạn 1: khối u mở rộng vào thành của đại tràng hoặc trực tràng
Ung thư đại tràng giai đoạn 2: khối u đã lan tràn ra ngoài đại tràng tới các các mô bao quanh ruột nhưng chưa lây lan tới hạch bạch huyết.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3: giai đoạn này ung thư đã lan ra ngoài đại tràng và xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh đại tràng.
Ung thư đại tràng giai đoạn 4 (hay còn gọi là giai đoạn cuối): ung thư đã lan đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, buồng trứng hoặc gan.
Câu hỏi 3: Phẫu thuật có phải là phương pháp điều trị triệt để ung thư đại tràng?
Quyết định điều trị như thế nào phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, giai đoạn bệnh càng nghiêm trọng thì điều trị càng khó. Tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị của bệnh nhân ở giai đoạn I lên tới 74%; trong khi đó tỷ lệ này chỉ còn 6% đối với các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối.
Phẫu thuật ung thư đại tràng thường được sử dụng để loại bỏ khối u và các mô xung quanh. Phương pháp này thường được dùng cho các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu và giai đoạn 2. Đối với các khối u đã di căn ở giai đoạn 3 và 4, phẫu thuật được chỉ định ở giai đoạn này thường nhằm cắt bỏ những khối u lớn để giảm triệu chứng gây đau cho người bệnh. Ngày nay thường sử dụng phương pháp nội soi đại tràng để thực hiện phẫu thuật, vừa nhanh hơn, ít đau hơn so với phương pháp mổ rạch trước đây.
Với các phác đồ điều trị bệnh ung thư hiện đại, người bệnh sẽ được hóa trị, xạ trị trước khi phẫu thuật hoặc sau khi hoàn thành xong phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư một cách triệt để nhất, tránh khả năng tái phát sau điều trị.
Dù là điều trị bằng phẫu thuật hay các phương pháp như hóa – xạ trị thì người bệnh cũng mất một thời gian khá dài để hồi phục sức khỏe sau quá trình điều trị. Xuất phát từ thực tế đó, sau 15 năm dày công nghiên cứu, các nhà khoa học Cuba đã tìm ra chiết xuất đặc biệt từ nọc bọ cạp xanh Cuba có tác dụng hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân đang điều trị u bướu. Kết quả trên các bệnh nhân sử dụng sản phẩm có chiết xuất từ nọc bọ cạp xanh Cuba cho thấy:
Ngay trong quá trình nghe bác sỹ tư vấn về phương pháp điều trị, bạn cũng đừng quên gọi tới Tổng đài 1800 6739 để được tư vấn thêm về các phương pháp hỗ trợ điều trị.
Câu hỏi 4: Ung thư đại tràng giai đoạn cuối còn cơ hội sống không?
Ung thư đại tràng được phân loại là giai đoạn cuối nếu đánh giá cuối cùng sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư cho thấy rằng ung thư đã lan rộng đến các địa điểm xa trong cơ thể như gan, phổi, xương, hạch bạch huyết ở xa hoặc các cơ quan khác.
Tùy mức độ di căn mà tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân là khác nhau. Nếu ung thư đã di căn vào gan và các khu vực trong gan có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật thì tỷ lệ sống của bệnh nhân có thể rơi vào khoảng 25 – 40% sau 5 năm.
Mục tiêu điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn cuối chủ yếu là kiểm soát bệnh, giảm bớt triệu chứng để giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống. Vì vậy, các bệnh nhân thường phải tham gia các lộ trình hóa – xạ trị rất dài nhằm tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp điều trị này chủ yếu là lựa chọn khu vực có tế bào ung thư để chiếu tia hoặc sử dụng hóa chất điều trị; khiến các tế bào khỏe mạnh xung quanh cơ thể bị ảnh hưởng và suy yếu chung cho tất cả các cơ quan, đặc biệt là hệ tiêu hóa và hệ nang lông.
Với cơ chế phân biệt tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh thông thường, chiết xuất từ nọc độc bọ cạp xanh cô lập được khối u để ngăn chặn sự chèn ép của khối u lên các dây thần kinh trong cơ thể khiến người bệnh giảm đau rõ rệt, cũng như hỗ trợ tốt quá trình hóa – xạ trị đạt được thành công nhanh hơn khi phải tiêu diệt các tế bào ung thư đang “lẩn khuất” trong cơ thể người bệnh giai đoạn cuối.
Đừng để bệnh nhân giai đoạn cuối phải chịu nhiều cơn đau dai dẳng, hãy liên hệ Tổng đài 1800 6739 và tìm hiểu về phương pháp khoa học tiên tiến hỗ trợ bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Câu hỏi 5: Bệnh ung thư đại tràng có tái phát sau khi đã phẫu thuật?
Sau khi điều trị, ung thư đại tràng vẫn có thể tái phát lại sau 2-3 năm với các dạng tái phát khác nhau: ung thư tái phát tại vị trí ban đầu tại ngay đại tràng, ung thư dạng xâm lấn tại các hạch bạch huyết gần đại tràng hoặc tái phát dạng di căn sang bộ phận khác.
Để đề phòng bệnh tái phát sau khi đã phẫu thuật, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám xét nghiệm khoảng 3 tháng 1 lần để ngăn ngừa tái phát trong 2 năm đầu, bắt đầu từ năm thứ 3 cho đến hết năm thứ 5 , tần suất tái khám là 6 tháng/ lần. Sau đó duy trì tái khám định kì mỗi năm 1 lần.
Ngoài ra, bệnh nhân cần duy trì chế độ ăn uống khoa học: tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngủ cốc, hoa quả và rau xanh với tỷ lệ chiếm khoảng 60% thực đơn; số còn lại là các thực phẩm giàu đạm như hải sản hay thịt gia cầm. Cần tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu hay thuốc lá và thường xuyên ăn sữa chua để bổ sung vi khuẩn có lợi và tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.
Uống sản phẩm từ chiết xuất nọc bọ cạp xanh 3 – 6 lần/ 1 ngày; mỗi lần 5 giọt cũng sẽ hỗ trợ cơ thể tăng cường thêm các “tân binh” để “canh gác” các tế bào ung thư còn sót lại trong đợt điều trị trước đó; làm giảm khả năng tái phát bệnh của người bệnh. Để được hiểu được liều lượng phù hợp với từng thể trạng và tình trạng bệnh, hãy liên hệ ngay với các tư vấn viên chuyên nghiệp tại Tổng đài 1900 6739.